Profile PictureLe Trinh
$20

Tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và ứng dụng của hệ thống lọc nước RO công nghiệp

0 ratings
Add to cart

Tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và ứng dụng của hệ thống lọc nước RO công nghiệp

$20
0 ratings

Hệ thống lọc nước RO công nghiệp là sản phẩm máy lọc nước công nghiệp được thiết kế với khả năng xử lý toàn diện các vấn đề của nước, tạo nước tinh khiết phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp, thương mai. Cùng tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và ứng dụng của hệ thống lọc nước RO công nghiệp qua bài viết dưới đây.

I.Về cấu tạo của hệ thống lọc nước RO công nghiệp

Tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước đầu vào và yêu cầu của nguồn nước đầu ra mà các hệ thống lọc nước RO công nghiệp có thể được cấu tạo từ các bộ phận khác nhau. Tuy nhiên thông thường, một hệ thống lọc nước RO công nghiệp sẽ được cấu tạo từ 2 phần chính:


1.Hệ thống lọc thô

Hệ thống lọc thô hay còn được gọi là hệ thống tiền lọc có tác dụng lọc sạc, loại bỏ 1 số tạp chất, cặn bẩn, kim loại nặng có trong nước…chúng thường được cấu tạo từ các bộ phận chính gồm:

Bơm nước: Tác dụng cấp nước từ nguồn vào hệ thống

Cột lọc nước: Tác dụng chứa vật liệu lọc, tùy thuộc vào công suất mong muốn của hệ thống để chọn loại cột có kích thước phù hợp. Cột thường được làm từ 2 chất liệu chính là composite và inox.

Van điều khiển: Chức năng điều khiển, kiểm soát chế dộ lọc, sục xả, vệ sinh, hoàn nguyên tái sinh vật liệu trong cột lọc. Có 2 loại vạn thường sử dụng đó là loại van tự động hoặc van tay.

Vật liệu lọc nước công nghiệp: Tác dụng giúp lọc cạnh, loại bỏ các kim loại nặng, khử màu, mùi trong nước, làm mềm nước. Mỗi loại vật liệu sẽ có chức năng xử lý khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của nguồn nước đầu vào mà lựa chọn loại vật liệu phù hợp.

2. Hệ thồng lọc tinh

Hệ thống lọc tinh sử dụng phương pháp lọc thẩm thấu ngược để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất có trong nước, tạo nước tinh khiết. Hệ thống này được cấu tạo từ các bộ phân chính gồm:

Vỏ màng RO: tác dụng chứa màng RO, Cố định bảo vệ màng, duy trì áp lực. Tùy thuộc vào loại màng lọc RO sử dụng mà lựa chọn vỏ màng thích hợp.

Màng lọc RO công nghiệp: Là thiết bị quan trọng và cốt lõi nhất của các hệ thống lọc nước RO công nghiệp. Màng lọc R.O với kích thước khe lọc lên tới 10 micro sẽ gần như chỉ cho phân tử nước đi qua.  Loại bỏ các chất vô cơ không hòa tan như các Ion kim loại, muối, các hóa chất và các chất hữu cơ bao gồm cả các vi khuẩn, nội độc tố và các Virus gây bệnh. Hiệu suất loại bỏ các chất này qua màng lọc R.O có thể đạt đến 95 – 99%.Tạo nước tinh khiết. Tùy thuộc vào công suất nước R.O yêu cầu mà hệ thống có thể được lắp một hoặc nhiều màng R.O

Bơm cao áp RO: Bơm RO có nhiệm vụ tăng áp nguồn nước cấp đi qua màng RO và tạo thành nước RO thành phẩm, phần còn lại được loại qua đường thải. Đây là loại bơm cao áp có thể cung cấp áp suất làm việc trên màng RO lên đến 200-220 PSI. Bơm phải chất lượng và hoạt động 24/24 liên tục trong nhiều năm.

II.Ưu nhược điểm của hệ thống lọc nước RO công nghiệp

Các hệ thống lọc nước RO công nghiệp được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong các lĩnh vực công nghiệp và y tế. Hệ thống lọc nước RO có các ưu nhược điểm.

1.Ưu điểm

Công nghệ RO là công nghệ lọc nước tiên tiến và triệt để nhất hiện nay. Vì các khe hở màng lọc RO có kích thước 0,0001nicronmet giống như cơ chế hoạt động của thận người sẽ cho ra sản phẩm nước hoàn toàn tinh khiết

Nước sau khi qua lọc uống được ngay, nước có vị ngon, ngọt, tinh khiết vô trùng

Sử dụng phù hợp với nhiều nguồn nước nhà nước giếng khoan, nước máy, nước sông, nước lợ…. đều có thể mang đến nguồn nước tinh khiết. Vì đặc điểm này mà máy lọc nước RO đang được ưa chuộng rộng rãi và phổ biến đến ngày nay.

2.Nhược điểm

Nước tinh khiết từ công nghệ lọc RO thường không giữ lại khoáng chất vi lượng khoáng tự nhiên tốt cho cơ thể như canxi, magie…

Hệ thống sử dụng điện trong quá trình hoạt động và có tỉ lệ nước thải cao khoảng 60-40.

Đòi hỏi chi phí cao trong quá trình lắp đặt và vận hành.

III.Phân loại hệ thống lọc nước RO công nghiệp

Dựa trên chất lượng nước đầu vào, máy lọc nước RO công nghiệp được chia làm 3 loại chính:

Máy lọc nước RO công nghiệp lọc nước ngọt

Đây là các hệ thống hoạt động với áp suất từ 200 psi đến 400 psi. TDS nguồn nước đầu vào thường từ 100 ppm đến 1000 ppm.

Máy lọc nước RO công nghiệp lọc nước lợ

Các hệ thống này có áp suất hoạt động trên 400 psi và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, sử dụng bơm áp suất cao hơn. TDS nguồn nước đầu vào thường là 1.000 ppm đến 5.000 ppm.

Máy lọc nước RO công nghiệp lọc nước mặn

Các hệ thống lọc nước RO khử mặn hoạt động ở phạm vi áp suất từ 800 psi đến 1200 psi. Mức TDS của nguồn nước đầu vào cho hệ thống RO khử mặn thường là 5.000 ppm đến 40.000 ppm. Do mức TDS cao và áp suất cao, đường ống được làm bằng thép không gỉ hoặc nhiều loại hợp kim đặc biệt.

III. Ứng dụng của hệ thống lọc nước RO công nghiệp

Hệ thống lọc nước RO công nghiệp được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cụ thể:

  • Nhà máy sản xuất gồm sản xuất ô tô, giấy, luyện kim…

  • Ngành thực phẩm và đồ uống

  • Các nhà máy xử lý hóa chất, công nghiệp hóa dầu

  • Nghành công nghiệp may mặc, thuốc nhuộm…

  • Xử lý nước trong các nhà máy sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm

  • Xử lý nước cho trường học, bệnh viện

  • Xử lý nước thải

  • Ứng dụng trong nông nghiệp, tưới tiêu.

Trên đây là bài viết về cấu tạo và ứng dụng của hệ thống lọc nước RO công nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu về lắp đặt các hệ thống lọc nước công nghiệp tham khảo tại: Địa chỉ lắp đặt máy lọc nước công nghiệp uy tín, chất lượng


Add to cart
Size
179 KB
Resolution
650 x 380 px
Copy product URL